Tác hại của sâu răng ở trẻ em và cách phòng tránh
Một khảo sát tại Việt Nam chỉ ra rằng có tới 85% trẻ em bi sâu răng sữa. Mặc dù răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nhưng những tác hại của sâu răng ở trẻ em tiềm ẩn phía sau liên quan rất nhiều tới cuộc sống của các bé.
Tác hại của sâu răng ở trẻ em
Trong các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, sâu răng là bệnh đứng đầu danh sách với 85% trẻ em Việt Nam mắc phải. Và chúng đều do vi khuẩn gây ra.
Tác hại của sâu răng ở trẻ em là rất lớn. Tiêu biểu như:
- Trẻ bị sâu răng cảm thấy đau nhức răng, ăn uống khó. Thậm chí khi uống nước cũng cảm thấy ê buốt và khó chịu.
- Sâu răng có thể khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, sụt cân và suy dinh dưỡng.
- Sâu răng còn tác động không tốn đến hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là dạ dày.
- Gây ra các biến chứng như: viêm, áp xe phần mềm quanh miệng, viêm xương hàm,… phải điều trị dài ngày và rất tốn kém.
- Tác hại của sâu răng ở trẻ em còn là gây viêm tủy, viêm hạch, cuống răng, viêm mô tế bào,… Chúng có thể khiến trẻ bị sốt, nhiễm trùng và thậm chí là xuất huyết. Nặng có thể làm trẻ bị viêm màng não và dẫn tới tử vong.
- Khi trẻ bị sâu răng dẫn tới nhiễm khuẩn cuống răng sẽ gây ra 1 số rối loạn tại khớp thái dương. Khiến trẻ bị mỏi cổ, nhức đầu, rối loạn thận, tim.
- Trẻ bị sâu răng hơi thở có mùi hôi.
- Sâu răng kéo dài có thể dẫn tới áp xe răng, mất răng ảnh hưởng đến hoạt động nhai, thẩm mỹ và ngôn ngữ.
- Sâu răng nặng có thể làm thối tủy và không thể phục hồi buộc phải rổ răng sâu.
- Răng nhổ quá sớm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, mọc lệch, mọc chậm.
- Răng vĩnh viễn bị sâu phải nhổ chỉ có thể làm răng giả rất tốn kém.
Cách chữa và phòng tránh răng sâu ở trẻ em
Bệnh sâu răng ở trẻ em thực chất là là tình trạng phá hủy cấu trúc răng vôi hóa chất vô cơ của men răng và ngà răng. Sau đó tạo ra 1 lỗ hổng trên bề mặt của răng. Trước những tác hại của sâu răng ở trẻ em, cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Cách phòng tránh răng sâu
Để hạn chế tình trạng sâu răng ở trẻ em. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi sơ sinh cho đến khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và sau này.
- Khi trẻ chưa mọc răng sữa sử dụng rơ lưỡi và nước ấm vệ sinh khoang miệng cho bé.
- Khi răng sữa bắt đầu mọc thay nước ấm bằng nước muối sinh lý.
- Khi bé được 2 tuổi bắt đầu đánh răng cho bé và sử dụng máy tăm nước. Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm, kem đánh răng chứa Flour. Đặc biệt sử dụng thêm máy tăm nước để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ.
- Thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần. Thay đầu tăm nước 6 tháng 1 lần.
- Khi đánh răng không đánh ngang. Xoay tròn đầu bàn chải để loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa và mảng bám.
Điều trị sâu răng ở trẻ em
Để ngăn chặn những tác hại của sâu răng ở trẻ em không chỉ cần chú trọng đến quá trình chăm sóc răng miệng. Ba mẹ cần phát hiện sớm tình trạng sâu răng ở trẻ để có hướng điều trị và không làm lây ra các răng khác.
Khi thấy bé chớm sâu răng, ba mẹ nên cho bé đi khám nha khoa ngay để điều trị. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp ngăn chặn răng sâu lây lan và phát triển mạnh.
Nếu vế sâu răng đã lớn và tạo thành lỗ to trên răng, ba mẹ không nên vội đến nha sĩ để nhổ răng. Ở giai đoạn này nên cố gắng bảo toàn chiếc răng sữa để răng vĩnh viễn khi mọc không bị lệch.
Để phòng tránh các biến chứng nặng nề từ các những tác hại của sâu răng ở trẻ em ba mẹ đặc biệt ghi nhớ việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Chỉ có như vậy mới hạn chế được sâu răng và không làm ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.